Công văn gửi tới các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ quan Trung ương của các đoàn thể và tổ chức chính trị - xã hội; phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; hiệp hội doanh nghiệp, Tập đoàn, Tổng công ty.
Công văn nêu rõ, năm 2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường kết hợp tổ chức chuỗi các hoạt động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Tháng hành động vì môi trường hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới và Ngày Môi trường thế giới tại tỉnh Bạc Liêu. Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các cơ quan chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện một số nội dung sau:
Ngày Đại dương thế giới năm 2019 với Chủ đề “Giới và Đại dương” là một lời kêu gọi chúng ta phải có trách nhiệm chăm sóc đại dương xanh bằng cách kết nối, lan tỏa và truyền cảm hứng hướng tới bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái trên khắp thế giới trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến đại dương để đạt được Mục tiêu phát triển bền vững số 5 (SDGs) của Liên Hợp Quốc đến năm 2030.
Đối với các hoạt động tổ chức Tuần lễ Biển Hải đảo Việt Nam, hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới năm 2019, các cơ quan, ban, ngành, địa phương cần tập trung tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về các vấn đề có liên quan tới biển, đảo Việt Nam nhất là Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ tám (Khóa XII) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Những cơ sở, chứng cứ lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; vị trí, vai trò, tiềm năng của biển, đảo Việt Nam. Các văn bản luật pháp quốc tế, thỏa thuận song phương và đa phương giữa Việt Nam với các quốc gia, các tổ chức quốc tế c liên quan tới biển, đảo Việt Nam.
Tuyên truyền về các hoạt động hợp tác quốc tế về biển, đảo, nghiên cứu khoa học, biến đổi khí hậu và những cam kết, hành động của Việt Nam đối với hiện tượng biến đổi khí hậu. Tổ chức các hoạt động phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức của Việt Nam với nước ngoài trong quản lý, bảo vệ, khai thác và phát triển tài nguyên, môi trường biển. Tăng cường tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và bảo vệ an ninh, trật tự an toàn khu vực ven biển và trên vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam.
Tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam, phát triển các ngành kinh tế biển nhằm thu hút mạnh hơn các nguồn lực đầu tư, tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia, bảo vệ các quyền và lợi ích quốc gia của Việt Nam ở Biển Đông. Tiếp tục tuyên truyền về tấm gương cá nhân và tập thể tiên tiến, điển hình trong các hoạt động phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Chú trọng công tác tuyên truyền, thông tin đối ngoại, tiếp tục đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề Biển Đông và mối quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia c liên quan ở Biển Đông; trao đổi, đối thoại với các cá nhân, tổ chức có nhận thức chưa đúng, đầy đủ hoặc sai lệch quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về biển, đảo, quan tâm đến tính đặc thù của từng đối tượng tuyên truyền.
Ô nhiễm không khí đã và đang là một thách thức lớn đối với cộng đồng và toàn xã hội. Vì vậy, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) lựa chọn là “Ô nhiễm không khí và hành động của chúng ta” là chủ đề của năm 2019. Vì vậy, để hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường, Ngày Môi trường thế giới năm 2019. Bộ đề nghị các cơ quan, ban, ngành, địa phương tập trung triển khai Kế hoạch hành động Quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 theo phân công của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 985A/QĐ-TTg.
Trong đó chú trọng một số giải pháp cụ thể như, kiểm soát bụi trong quá trình thi công, vận chuyển nguyên vật liệu, chất thải tại các công trường xây dựng; tăng cường kiểm soát khí thải phát sinh từ các khu vực xử lý chất thải rắn nông thôn, làng nghề, cụm công nghiệp.
Thực hiện đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất, thiết bị sản xuất tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm hạn chế phát sinh khí thải đồng thời tăng cường xây dựng, lắp đặt, vận hành các hệ thống xử lý khí thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường không khí;
Thực hiện việc đầu tư, lắp đặt và vận hành hệ thống truyền số liệu quan trắc khí thải tự động liên tục từ cơ sở sản xuất c nguồn khí thải lớn theo danh mục tại Phụ lục Nghị định số 38/2015/NĐ-CP tới Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố có liên quan và Bộ Tài nguyên và Môi trường; thiết lập các điểm quan trắc môi trường không khí theo Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường không khí xung quanh ở các đô thị đặc biệt và đô thị loại I trở lên.
Tập trung xử lý, kiểm soát và giám sát khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông, đặc biệt là tại các đô thị lớn. Huy động sự tham gia của cộng đồng đối với việc giám sát khí thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp, năng lượng, giao thông, xây dựng và các nguồn khí thải khác.