I. CHỈ TIÊU
1. Phối hợp tư vấn giải quyết việc làm mới từ 80-110 lao động thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, tuyển dụng lao động.
2. Phấn đấu đưa 10 - 15 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
3. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến cuối năm 2022 trên 72%.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Nâng cao hiệu quả của chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm và hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trong việc nhận ủy thác cho vay tạo việc làm thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn gắn với mục tiêu tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.
- Thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Nghị quyết số 06/2021/NQ-CP ngày 26/4/2021 của HĐND tỉnh quy định một số chế độ, chính sách hỗ trợ người lao động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, giai đoạn 2021 - 2025.
- Tạo điều kiện để người lao động không thuộc diện chính sách được vay vốn với lãi suất ưu đãi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ nguồn vốn uỷ thác của ngân hàng chính sách xã hội.
2. Hỗ trợ người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng
- Thực hiện tốt công tác khảo sát, điều tra Cung - Cầu lao động; thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động; nâng cao năng lực công tác dự báo và thông tin thị trường lao động.
- Thu hút các doanh nghiệp có năng lực, uy tín đến tư vấn, tuyển chọn lao động tại địa phương đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Phối hợp thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách hỗ trợ chi phí học nghề, học ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm các thủ tục cần thiết cho người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Phối hợp với Trung tâm dạy nghề đào tạo nghề, kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn nhằm giảm chi phí đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tập trung đẩy mạnh công tác tạo nguồn và nâng cao chất lượng lao động bằng việc vận động những người tốt nghiệp đại học, cao đẳng tham gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
3. Đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo, giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm
- Tuyên truyền, vận động nhân dân đầu tư khuyến học, khuyến tài, phát triển nguồn nhân lực, nhất là ngưồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Đào tạo nghề gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm cung cấp lao động cho khu công nghiệp, các ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã.
- Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo nguồn nhân lực; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động. Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa cơ sở đào tạo với các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao chất lượng đào tạo gắn với việc giải quyết việc làm sau khi người học hoàn thành khóa học.
- Làm tốt hơn nữa công tác định hướng, tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông, thu hút được nhiều người tham gia học nghề, tạo điều kiện cho người học được trang bị kỹ năng nghề, thái độ nghề nghiệp, tạo điều kiện lao động được đào tạo nghề tham gia thị trường lao động trong nước và nước ngoài.
- Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; phối hợp hỗ trợ học nghề cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số; hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, nâng cao khả năng tự tạo việc làm, tự tìm việc làm cho người lao động, nhất là những lao động về quê do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
4. Nâng cao hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia để giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương
- Chú trọng các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, nhất là mô hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy, hải sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây dược liệu…; khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, kinh nghiệm sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội ở địa phương, nhằm giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động.
- Tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế và xây dựng, hình thành, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh cho người dân để góp phần tạo ra việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Thực hiện hiệu quả các chính sách thu hút, khuyến khích doanh nghiệp, người dân đầu tư vào địa phương nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế, tạo điều kiện giải quyết việc làm, thu nhập tại chỗ cho người dân.
5. Truyền thông, nâng cao năng lực thực hiện chương trình việc làm
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giải quyết việc làm bằng nhiều hình thức như: Tờ rơi, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt khai thác tốt hệ thống truyền thanh của phường, thông qua hệ thống các tổ chức chính trị - xã hội, nhằm nâng cao nhận thức của người dân và tạo sự đồng thuận cao về giải quyết việc làm.
- Phối hợp với các đơn vị tuyển dụng lao động tổ chức Sàn giao dịch việc làm, tạo cơ hội cho người lao động và doanh nghiệp được tiếp cận thông tin thị trường lao động.